Học viện và viện hàn lâm ở Việt Nam Học_viện

Thời Việt Nam Cộng hòa, học viện thường là cơ sở giáo dục đại học có tính chất như là trường chuyên nghiệp (professional school), ví dụ: Học viện Quốc gia Hành chánh (nơi đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa, bậc đại học và sau đại học), Học viện Quốc gia Nông nghiệp (năm 1974 trờ thành một trường thành viên của Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức), v.v...

Ở Việt Nam hiện nay, học viện vừa đào tạo đại học, sau đại học vừa nghiên cứu chuyên sâu trong một lĩnh vực, một ngành trọng điểm quốc gia, như: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Quốc phòng, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Học viện Ngoại giao, Học viện Cảnh sát Nhân dân, Học viện Nông nghiệp Việt Nam v.v...

Một buổi chào cờ tại Học viện Hải quân Việt Nam, ở Nha Trang.

Viện hàn lâm ở Việt Nam hiện nay là các cơ quan nghiên cứu. Hiện Việt Nam có hai "viện hàn lâm", cả hai đều là cơ quan nghiên cứu trực thuộc chính phủ Việt Nam:

  • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thành lập vào năm 2012, tiền thân là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2004-2012), trước đó là Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (1993-2004). Viện hàn lâm này có chức năng "nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật."[3]
  • Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, thành lập vào năm 2012, tiền thân là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2003-2012), trước đó là Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (1993-2003). Viện hàn lâm này có chức năng "nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội, cung cấp các luận cứ khoa học cho ĐảngNhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước."[4]